Xông hơi, massage: Những sai lầm tai hại
Xông hơi, massage: Những sai lầm tai hại
Do sai lầm, không hiếm trường hợp khi massage lâm vào trạng thái “say kim”, với biểu hiện toàn thân toát lạnh, vã mồ hôi, đầu choáng, mắt hoa, tay chân run rẩy.
Sai lầm phổ biến
Xông hơi rồi tắm, đó là một trong những sai lầm phổ biến tại các điểm xông hơi, massage. Các bác sĩ chuyên khoa về y học cổ truyền cho biết, việc xông hơi trước rồi tắm trước khi massage rất có hại cho sức khoẻ.
Thấy tác dụng của việc xông hơi để giảm béo, nhiều chị em tự ý tăng liều, xông hơi liên tục trong tuần
Bởi sau khi xông hơi, các lỗ chân lông đang nở ra sẽ hút nước, việc tắm ngay sau đó khiến các lỗ chân lông co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể và có thể bị cảm nhiễm, đặc biệt là tạng phổi và tiêu hóa kém...
Nhiều người hiểu rằng, không nên xông hơi, massage khi đang bị rối loạn tim mạch, sốt cao hay đang mắc các bệnh ngoài da, phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang có thai... Tuy nhiên, ít người biết rằng, xông hơi, massage sau khi ăn no sẽ không có lợi cho sức khoẻ, nhất là tim mạch. Vì vậy, trong thực tế, rất nhiều quý ông thường rủ nhau đi xông hơi, massage sau khi ăn nhậu no say.
Thấy tác dụng của việc xông hơi để giảm béo, nhiều chị em tự ý tăng liều, xông hơi liên tục trong tuần. Việc bị mất nước quá nhanh và nhiều vì lạm dụng xông hơi là điều không tốt cho sức khoẻ, cơ thể mệt mỏi. Theo y học cổ truyền, nếu xông hơi liên tục, cơ thể sẽ bị mất nhiều dương khí (năng lượng) và còn ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Nếu nhu cầu cần thiết lắm thì bình quân cách 3 ngày mới xông hơi một lần.
Về massage, không hiếm những trường hợp bệnh nhân sức vóc còn tương đối khoẻ mạnh, nhưng khi được thực hành các thủ thuật bấm huyệt và xoa bóp lại lâm vào trạng thái “say kim” biểu hiện bằng các triệu chứng như toàn thân toát lạnh, vã mồ hôi, đầu choáng, mắt hoa, tay chân run rẩy, thậm chí có thể ngừng tim, co giật và sùi bọt mép giống như bệnh cảnh của một cơn động kinh điển hình. Trong lúc massage, nhiều người đã bị sai khớp, trượt khớp vì các kỹ thuật viên massage dùng gót hay các đầu ngón chân để đạp, ấn toàn lực trên các đốt sống lưng, thắt lưng, cổ.
Xông hơi rồi tắm, đó là một trong những sai lầm phổ biến tại các điểm xông hơi, massage. Các bác sĩ chuyên khoa về y học cổ truyền cho biết, việc xông hơi trước rồi tắm trước khi massage rất có hại cho sức khoẻ.
Thấy tác dụng của việc xông hơi để giảm béo, nhiều chị em tự ý tăng liều, xông hơi liên tục trong tuần
Bởi sau khi xông hơi, các lỗ chân lông đang nở ra sẽ hút nước, việc tắm ngay sau đó khiến các lỗ chân lông co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể và có thể bị cảm nhiễm, đặc biệt là tạng phổi và tiêu hóa kém...
Nhiều người hiểu rằng, không nên xông hơi, massage khi đang bị rối loạn tim mạch, sốt cao hay đang mắc các bệnh ngoài da, phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang có thai... Tuy nhiên, ít người biết rằng, xông hơi, massage sau khi ăn no sẽ không có lợi cho sức khoẻ, nhất là tim mạch. Vì vậy, trong thực tế, rất nhiều quý ông thường rủ nhau đi xông hơi, massage sau khi ăn nhậu no say.
Thấy tác dụng của việc xông hơi để giảm béo, nhiều chị em tự ý tăng liều, xông hơi liên tục trong tuần. Việc bị mất nước quá nhanh và nhiều vì lạm dụng xông hơi là điều không tốt cho sức khoẻ, cơ thể mệt mỏi. Theo y học cổ truyền, nếu xông hơi liên tục, cơ thể sẽ bị mất nhiều dương khí (năng lượng) và còn ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Nếu nhu cầu cần thiết lắm thì bình quân cách 3 ngày mới xông hơi một lần.
Về massage, không hiếm những trường hợp bệnh nhân sức vóc còn tương đối khoẻ mạnh, nhưng khi được thực hành các thủ thuật bấm huyệt và xoa bóp lại lâm vào trạng thái “say kim” biểu hiện bằng các triệu chứng như toàn thân toát lạnh, vã mồ hôi, đầu choáng, mắt hoa, tay chân run rẩy, thậm chí có thể ngừng tim, co giật và sùi bọt mép giống như bệnh cảnh của một cơn động kinh điển hình. Trong lúc massage, nhiều người đã bị sai khớp, trượt khớp vì các kỹ thuật viên massage dùng gót hay các đầu ngón chân để đạp, ấn toàn lực trên các đốt sống lưng, thắt lưng, cổ.
Để an toàn và hiệu quản
Cơ sở massage phải được trang bị đầy đủ phương tiện và thuốc men cấp cứu để xử lý nhanh chóng khi có phản ứng phụ xảy ra
Theo y học cổ truyền, xông hơi là một biện pháp trị "cảm phong hàn" hữu hiệu. Theo đó, xông hơi giúp đuổi tà khí xâm nhập vào các đường kinh lạc gây đau nhức cơ thể; làm giãn các mạch máu dưới da, giúp máu đến nuôi da nhiều hơn. Xông hơi còn sưởi ấm cơ thể, tinh dầu của lá xông sát trùng đường hô hấp trên, tạo cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái, hết nghẹt mũi...
Xông hơi còn giúp cơ thể phân hủy một lượng mỡ nhất định để điều nhiệt. Vì vậy, những người có thực đơn ăn kiêng được khuyên kết hợp với xông hơi để giảm béo nhẹ nhàng mà da không bị nhăn.
Còn massage là phương pháp dùng nhiều thủ thuật và động tác khác nhau như: xoa, ấn, day, bấm, nắn trên bề mặt cơ thể giúp phòng và trị bệnh. Massage có tác dụng làm giãn nở các mao mạch và tiểu động mạch; làm sạch các lớp sừng hóa trên bề mặt da; điều hòa chức năng bài tiết mồ hôi, tuyến nhờn; làm tăng sự lưu thông máu; tăng cường dinh dưỡng cho da, giúp da được mịn màng, hồng hào hơn. Massage còn giúp tăng khả năng hoạt động và khắc phục tình trạng mệt mỏi của thần kinh cơ, massage mang lại lợi ích đích thực cho sinh lý cơ thể...
Tuy nhiên, để đạt được những tác dụng của xông hơi, massage, ngoài những điều nên tránh nêu trên, cần lưu ý rằng, khi xông nên hít vào từ từ bằng đường mũi, rồi thở ra từ từ bằng đường miệng; sau khi xông, uống một tách trà gừng nóng có pha ít đường sẽ cảm thấy sảng khoái...
Mặc dù xoa day là động tác hết sức tự nhiên và đơn giản, nhưng day ấn và xoa bóp ở vị trí nào trên cơ thể và kỹ thuật tiến hành ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất, dự phòng hữu hiệu những tai biến và phản ứng phụ thì không đơn giản chút nào. Việc day bấm huyệt nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc tối thiểu của y học cổ truyền.
Điều đó có nghĩa là kỹ thuật viên phải xác định chính xác vị trí của huyệt vị châm cứu; phải thực thi các động tác chuẩn xác, đúng kỹ thuật, tuân thủ đúng nguyên tắc “hư thì bổ, thực thì tả” của y học cổ truyền. Ngoài ra, cơ sở massage phải được trang bị đầy đủ phương tiện và thuốc men cấp cứu để xử lý nhanh chóng khi có phản ứng phụ xảy ra.
Cơ sở massage phải được trang bị đầy đủ phương tiện và thuốc men cấp cứu để xử lý nhanh chóng khi có phản ứng phụ xảy ra
Theo y học cổ truyền, xông hơi là một biện pháp trị "cảm phong hàn" hữu hiệu. Theo đó, xông hơi giúp đuổi tà khí xâm nhập vào các đường kinh lạc gây đau nhức cơ thể; làm giãn các mạch máu dưới da, giúp máu đến nuôi da nhiều hơn. Xông hơi còn sưởi ấm cơ thể, tinh dầu của lá xông sát trùng đường hô hấp trên, tạo cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái, hết nghẹt mũi...
Xông hơi còn giúp cơ thể phân hủy một lượng mỡ nhất định để điều nhiệt. Vì vậy, những người có thực đơn ăn kiêng được khuyên kết hợp với xông hơi để giảm béo nhẹ nhàng mà da không bị nhăn.
Còn massage là phương pháp dùng nhiều thủ thuật và động tác khác nhau như: xoa, ấn, day, bấm, nắn trên bề mặt cơ thể giúp phòng và trị bệnh. Massage có tác dụng làm giãn nở các mao mạch và tiểu động mạch; làm sạch các lớp sừng hóa trên bề mặt da; điều hòa chức năng bài tiết mồ hôi, tuyến nhờn; làm tăng sự lưu thông máu; tăng cường dinh dưỡng cho da, giúp da được mịn màng, hồng hào hơn. Massage còn giúp tăng khả năng hoạt động và khắc phục tình trạng mệt mỏi của thần kinh cơ, massage mang lại lợi ích đích thực cho sinh lý cơ thể...
Tuy nhiên, để đạt được những tác dụng của xông hơi, massage, ngoài những điều nên tránh nêu trên, cần lưu ý rằng, khi xông nên hít vào từ từ bằng đường mũi, rồi thở ra từ từ bằng đường miệng; sau khi xông, uống một tách trà gừng nóng có pha ít đường sẽ cảm thấy sảng khoái...
Mặc dù xoa day là động tác hết sức tự nhiên và đơn giản, nhưng day ấn và xoa bóp ở vị trí nào trên cơ thể và kỹ thuật tiến hành ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất, dự phòng hữu hiệu những tai biến và phản ứng phụ thì không đơn giản chút nào. Việc day bấm huyệt nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc tối thiểu của y học cổ truyền.
Điều đó có nghĩa là kỹ thuật viên phải xác định chính xác vị trí của huyệt vị châm cứu; phải thực thi các động tác chuẩn xác, đúng kỹ thuật, tuân thủ đúng nguyên tắc “hư thì bổ, thực thì tả” của y học cổ truyền. Ngoài ra, cơ sở massage phải được trang bị đầy đủ phương tiện và thuốc men cấp cứu để xử lý nhanh chóng khi có phản ứng phụ xảy ra.
Theo http://www.thammyvienthanhquynh.com.vn
Sưu tầm bởi Nguyễn Hoài Phong
Email: hoaiphong.sales@gmail.com
Cell-phone: 090909 7736
0 nhận xét:
Đăng nhận xét